Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Những điểm mới trong quy định về quản lý điều hành, ngân sách địa phương năm 2021

Những điểm mới trong quy định về quản lý điều hành, ngân sách địa phương năm 2021

Năm 2021 năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Nghị quyết đại hội đảng các cấp; năm đầu triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, là năm kéo dài của thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020 theo quy định của Luật NSNN năm 2015, Nghị quyết số 122/2020/QH14 ngày 19/6/2020, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Quy định về quản lý điều hành, ngân sách địa phương năm 2021 bao gồm 3 Chương, 37 Điều, được kế thừa những quy định còn hiệu lực và đang triển khai trong năm 2020, sửa đổi, bổ sung những điểm mới theo quy định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài chính về tổ chức thực hiện dự toán năm 2021 và tình hình thực tiễn địa phương, cụ thể:

I. Về thu ngân sách

1. Công tác quản lý, điều hành thu ngân sách (Điều 3 Quy định về quản lý điều hành NSĐP năm 2021), bổ sung thêm 02 nội dung:

- Quy định các trường hợp phát sinh việc nhà đầu tư tự nguyện ứng trước tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhưng dự toán đã được cấp có thẩm quyền quyết định chưa bố trí nhiệm vụ chi bồi thường, giải phóng mặt bằng tương ứng.

- Giao các mốc thời hạn phấn đấu hoàn thành dự toán thu theo chỉ tiêu Bộ Tài chính, HĐND tỉnh và UBND tỉnh giao, gắn với việc xếp loại, đánh giá hoàn thành nhiệm vụ năm 2021 và trách nhiệm của Người đứng đầu, cụ thể:  Phấn đấu hoàn thành dự toán thu theo chỉ tiêu pháp lệnh Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính giao trước ngày 31/10/2021; chỉ tiêu pháp lệnh HĐND tỉnh giao trước ngày 30/11/2021 và hoàn thành chỉ tiêu phấn đấu UBND tỉnh giao trước ngày 31/12/2021.

II. Về chi ngân sách

1. Giao dự toán chi NSNN cho các đơn vị ( Khoản 6, Điều 6  Quy định về quản lý điều hành NSĐP năm 2021)

Bổ sung thêm một số quy định về nội dung Thẩm quyền giao dự toán chi tiết cho các đơn vị:

UBND tỉnh, UBND huyện, thành phố: Căn cứ Nghị quyết của HĐND cùng cấp, quyết định giao chi tiết cho đơn vi dự toán cấp I và đơn vị có quan hệ trực tiếp với NSNN trực tiếp quản lý, thời gian hoàn thành công tác giao dự toán thực hiện theo quy định tại Điều 49, Điều 50 Luật NSNN. Trường hợp một số khoản chi dự toán đã có đủ cơ sở pháp lý nhưng đang chờ văn bản hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn hoặc đã có đủ cơ sở pháp lý, văn bản hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn nhưng cần có thời gian để xác định đối tượng thụ hưởng chính sách được phép kéo dài thời gian phân bổ đến 30/06/2021, sau thời điểm này chưa hoàn thành việc phân bổ thì thực hiện cắt giảm dự toán.

2. Cơ chế tạo nguồn để thực hiện cải cách tiền lương năm 2021 (Điều 14 Quy định về quản lý điều hành NSĐP năm 2021)

Bổ sung phương án tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2021 từ nguồn thu kết dư ngân sách năm 2019 đã chuyển vào thu ngân sách năm 2020 đến 31/12/2020 chưa sử dụng hết, theo đúng quy định tại Khoản 2, Điều 59 Luật NSNN năm 2015.

3. Công tác quản lý, điều hành chi ngân sách           

- Việc phân bổ, giao dự toán chi đầu tư phát triển nguồn NSNN phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch tài chính 5 năm địa phương giai đoạn 2021-2025, phải tuân thủ đúng quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công và Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/09/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 144/2020/NQ-HĐND ngày 30/10/2020 của HĐND tỉnh nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025.

- Quy định việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán chi phí đấu giá quyền sử dụng đất; bố trí dự toán kinh phí thường xuyên thực hiện công tác quy hoạch, đánh giá quy hoạch.

- Các nội dung, nhiệm vụ chi thường xuyên được chuyển nguồn từ năm 2020 chuyển sang năm 2021 theo quy định của Luật ngân sách nhà nước được thực hiện đến 30/09/2021, sau thời điểm này vẫn chưa phân bổ, triển khai thực hiện thì cắt giảm để giảm chi ngân sách nhà nước.

Tác giả: Lê Văn Tuân - Phòng Quản lý Ngân sách
image banner
 Chung nhan Tin Nhiem Mang