Thông tư số 59/2020/TT-BTC ngày 18/6/2020 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn, lập dự toán, quản lý, sư dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động trợ giúp pháp lý
Thông tư số 59/2020/TT-BTC ngày 18/6/2020 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn, lập dự toán, quản lý, sư dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động trợ giúp pháp lý
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp; Ngày 18/6/2020 Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động trợ giúp pháp lý.
Theo đó, Thông tư quy định một số nôi dung, cụ thể:
1. Về Đối tượng áp dụng
a) Cơ quan quản lý và tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (Cục Trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước). Sau đây gọi chung là cơ quan trợ giúp pháp lý nhà nước;
b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý theo quy định.
2. Về nội dung chi: Bao gồm 4 nội dung, cụ thể:
- Các khoản chi thanh toán cho cá nhân: Tiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Chi thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng; thông tin, liên lạc; sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên tài sản, trang thiết bị của đơn vị; mua sắm, thay thế trang thiết bị, phương tiện làm việc của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định; chi mua sách, báo, tài liệu phục vụ công tác trợ giúp pháp lý; chi thuê mướn
- Chi hội nghị sơ kết, tổng kết; tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn; chi khen thưởng; chi đi công tác trong nước, chi các đoàn đi công tác nước ngoài và các khoản chi thường xuyên khác phục vụ hoạt động của cơ quan trợ giúp pháp lý nhà nước.
- Các khoản chi liên quan đến nghiệp vụ trợ giúp pháp lý:
3. Về mức chi: Thông tư này hướng dẫn thêm, như sau:
- Chi truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý
- Chi dịch thuật từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và ngược lại phục vụ hoạt động trợ giúp pháp lý
- Chi phiên dịch (dịch nói) từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc thiểu số và ngược lại phục vụ hoạt động trợ giúp pháp lý; chi phiên dịch về ngôn ngữ trong trường hợp cần thiết khi người được trợ giúp pháp lý là người khuyết tật nghe, nói
- Chi tạo lập cơ sở dữ liệu tin học hoá phục vụ công tác trợ giúp pháp lý; chi ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác trợ giúp pháp lý:
- Chi tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý đối với người thực hiện trợ giúp pháp lý; chi biên soạn tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý:
- Chi thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng trợ giúp pháp lý
- Chi lấy ý kiến luật sư có kinh nghiệm, chuyên gia pháp luật độc lập với cơ quan có thẩm quyền đánh giá vụ việc trợ giúp pháp lý và cơ quan thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý tại điểm i Khoản 4 Điều 3 Thông tư này
- Chi nộp phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và các chi phí hành chính khác phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện trợ giúp pháp lý
Thông tư Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2020 thay thế Thông tư liên tịch số 209/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp. Đề nghị các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện; quá trình thực hiện nếu vướng mắc, phản ánh kịp thời (bằng văn bản) về Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền./.