Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Một số điểm mới của chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ ở Việt Nam
Một số điểm mới của chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ ở Việt Nam

          Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, việc ban hành chế độ kế toán đơn giản hơn cho doanh nghiệp siêu nhỏ là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế này.

Ngày 28/12/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 132/2018/TT-BTC hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp siêu nhỏ. Theo đó, việc xác định thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp này với ngân sách nhà nước sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế. Bài viết phân tích những điểm mới của việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính quy định tại Thông tư số 132/2018/TT-BTC, qua đó, giúp doanh nghiệp siêu nhỏ Việt Nam áp dụng đúng và hiệu quả chế độ kế toán.

Diện mạo khu vực doanh nghiệp siêu nhỏ ở Việt Nam

Theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018, doanh nghiệp (DN) nhỏ vừa và siêu nhỏ là DN có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân không quá 10 người; tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng, hoặc có nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. Khảo sát cho thấy, quy mô DN nhỏ vừa và siêu nhỏ hiện nay chiếm gần 70% trong tổng số hơn 500 nghìn DN đang hoạt động ở Việt Nam. Mặc dù, chiếm đa số trong tổng số DN Việt Nam nhưng sự phát triển của các DN nhỏ vừa và siêu nhỏ hiện nay còn thiếu ổn định và khó khăn trong việc tham gia các nghĩa vụ kinh tế một trong những nguyên nhân là thiếu chế độ kế toán đặc thù áp dụng riêng cho loại hình DN này. Các DN siêu nhỏ Việt Nam hiện nay phụ thuộc rất lớn vào thị trường nội địa nên doanh thu thấp. Cụ thể, chỉ có 3% DN siêu nhỏ, 4% DN nhỏ và gần 9% DN quy mô vừa có khách hàng là các cá nhân, DN ở nước ngoài.

Đánh giá tổng quát về thực trạng của khu vực DN nhỏ và siêu nhỏ Việt Nam, giới chuyên gia cho rằng: Khối DN này gặp rất nhiều hạn chế về vốn, quản trị tài chính, quản trị nhân lực, khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài và khả năng tham gia vào mạng lưới DN phụ trợ cho các tập đoàn lớn trong và ngoài nước.

Số liệu tổng điều tra kinh tế – xã hội năm 2017 cho thấy, số DN siêu nhỏ trong năm 2018 tăng 65,5% so với năm trước đó, chiếm 74% tổng số DN ở Việt Nam. Riêng quý I/2018, cả nước có 26.785 DN thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 278.489 tỷ đồng. Số DN đăng ký thành lập mới phần lớn là những DN có quy mô vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng, chiếm 90% trên tổng số DN đăng ký mới. Trả lời cho câu hỏi vì sao DN nhỏ và siêu nhỏ Việt Nam chậm lớn, Báo cáo kết quả điều tra PCI 2015 đã đưa ra một số đánh giá và đưa ra những nguyên nhân khiến DN nhỏ và vừa, DN siêu nhỏ gặp nhiều khó khăn khi mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể là do: DN gặp nhiều hạn chế trong nắm bắt cơ hội thị trường. Khoảng 20% DN siêu nhỏ và 14% DN quy mô nhỏ và vừa Việt Nam nhận thấy những cơ hội thị trường kém hơn so với kỳ vọng ban đầu, trong khi đó con số này của các DN quy mô lớn chỉ là 6%.

Kết quả hoạt động kinh doanh của khu vực DN này cũng ảm đạm, tỷ lệ các thua lỗ tương đối cao: 32% DN siêu nhỏ, 17% DN nhỏ và 16% DN quy mô vừa đã mất vốn trong năm gần nhất, trong khi chỉ khoảng 10% DN lớn cùng chung cảnh ngộ này. Khoảng 75% các DN nhỏ và vừa và DN siêu nhỏ cho biết, họ phải cậy nhờ đến các mối quan hệ để tiếp cận thông tin.

Bên cạnh đó, 54% DN nhỏ và siêu nhỏ cho biết “thỏa thuận về các khoản thuế phải nộp với cán bộ thuế là công việc quan trọng trong kinh doanh”. Khoảng 65% DN nhỏ và siêu nhỏ cho biết hiện tượng chi trả chi phí không chính thức là thường xuyên. Khối DN siêu nhỏ có trình độ nhận thức hạn chế, thiếu kinh nghiệm về quản lý điều hành tài chính, triển khai công tác kế toán, đặc biệt là chưa quyết đoán trong việc ra các quyết định đầu tư nên không ít hộ kinh doanh cá thể đã không sử dụng hiệu quả các nguồn vốn huy động được.Khu vực DN nhỏ và siêu nhỏ cũng khó tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ DN. Chỉ 20-30% DN cho biết đã từng sử dụng các dịch vụ này. Ngoài ra, chỉ 51-61% DN nhỏ và siêu nhỏ có thông tin về các chính sách ưu đãi của các cơ quan trung ương và địa phương, thấp hơn nhiều so với nhóm DN lớn (77%)…

image banner
 Chung nhan Tin Nhiem Mang